Vai trò, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh và 10 kỹ năng cần có

Giám đốc kinh doanh là một trong những vị trí điều hành với rất nhiều trọng trách quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Cũng như đem lại danh tiếng và khẳng định giá trị bản thân của người COO. Đây được xem là một bước thăng tiến lớn trong sự nghiệp. Cùng hcmjob.vn tìm hiểu chi tiết công việc của giám đốc kinh doanh là gì. Và những kỹ năng cần thiết để trở thành giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp qua bài viết sau đây nhé!

Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh có hai cách gọi trong tiếng Anh là Sales Director hoặc Chief Customer Officer (COO). Vị trí này rất quan trọng và chỉ đứng sau giám đốc điều hành (CEO). Đây là một trong những ‘C-suit’ của doanh nghiệp, cùng với giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc nhân sự (CHRO), Giám đốc marketing (CMO),…

Một CCO thường đảm nhiệm hầu hết hoạt động quản lý kinh doanh. Lĩnh vực công việc bao gồm: quản lý sản xuất, quản lý thị trường, quản lý mức tiêu thụ sản phẩm, hoạch định chiến lược kinh doanh… Họ thường là những chuyên gia kinh tế giỏi và có tố chất lãnh đạo. Doanh số và lợi nhuận thành công hay không của doanh nghiệp. Có phần lớn trách nhiệm của giám đốc kinh doanh.

Ngày nay, vị trí giám đốc kinh doanh được rất nhiều bạn trẻ chọn làm mục tiêu nghề nghiệp. Bởi danh tiếng từ vị trí này mang lại cho các cá nhân cũng như mức lương hấp dẫn. Cùng cơ hội việc làm luôn được rộng mở.

Giám đốc kinh doanh thường là những chuyên gia kinh tế giỏi và có tố chất lãnh đạo
Giám đốc kinh doanh thường là những chuyên gia kinh tế giỏi và có tố chất lãnh đạo

 

Vai trò của giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng. Hiểu theo một cách đơn giản hơn, vai trò quan trọng nhất của giám đốc kinh doanh là quản lý đội bán hàng. Họ có thể được xem là những người “huấn luyện viên” giúp “nâng cấp” đội ngũ Sales đạt đến mục tiêu. COO phải có phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của nhân viên bán hàng tphcm.

Ngoài trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ bán hàng. COO còn là đại diện của công ty với khách hàng. Đầu mối nắm bắt mọi thông tin và mong muốn của khách hàng. Từ đó điều hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới cho cả doanh nghiệp. Sự thành công và thất bại của giám đốc kinh doanh có sự liên quan trực tiếp. Đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho công ty.

Bên cạnh đó, người giám đốc kinh doanh có vai trò không kém phần quan trọng. Chính là việc xây dựng và giữ vững thương hiệu, hình ảnh công ty. Thị trường kinh doanh là một trận chiến khốc liệt. Trong đó chắc chắn có sự góp mặt của những đối thủ cạnh tranh. Do đó, công việc của COO là phải làm thế nào để dành lấy sự yêu mến của khách hàng dành cho các nhân viên bán hàng. Việc này tạo ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành công của công ty không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Qua đó giúp khẳng định và giữ vững thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường.

Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng
Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng

 

Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh

Nhiệm vụ lãnh đạo

Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ định hướng kinh doanh. Hướng tới sự phát triển và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cũng như xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng tăng trưởng hiệu quả. Đây được gọi là “bản đồ doanh thu”. Trong đó, sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm mới, thương hiệu. Cũng như nhu cầu thị trường về sản phẩm này hiện nay, chi phí quảng bá, lợi nhuận thu về là như thế nào,…

Giám đốc kinh doanh có vai trò đứng đầu các nhóm nhân viên việc làm kinh doanh tphcm, marketing, PR và quan hệ khách hàng. Vận hành và điều phối các mối quan hệ hợp tác làm việc giữa các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp. Đảm bảo các chức năng của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ. Qua đó đưa doanh nghiệp đạt đến mục tiêu chiến lược. Công việc của giám đốc kinh doanh bao gồm việc lãnh đạo bộ phận kinh doanh. Soạn thảo và thực hiện đánh giá các quyết định đã được đưa ra về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhiệm vụ Marketing

Marketing là một trong các lĩnh vực mà giám đốc kinh doanh cần quan tâm. COO sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển các chiến lược marketing. Tập trung vào việc thâm nhập thị trường và tăng trưởng doanh số. Chú trọng vào mục tiêu thu hút khách hàng và định hướng nhu cầu từ thị trường. Khi các chiến lược được áp dụng vào thực tế. Họ cũng chính là người giám sát hiệu quả các những chiến lược marketing. Đưa ra những sự can thiệp khi cần thiết. Cũng chính vì nhiệm vụ này mà COO và CMO thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong một số doanh nghiệp, chúng ta có thể bắt gặp nhiều trường hợp một COO có xuất phát điểm là nhân viên marketing.

Xem thêm: “tìm việc marketing tphcm mới nhất 2021

Nhiệm vụ kinh doanh

Giám đốc trước hết phải chịu trách nhiệm về hiệu quả bán hàng của sản phẩm. Bởi vậy, COO cần làm việc thật kỹ với các nhóm thiết kế và phát triển sản phẩm. Để xác định những đặc điểm nổi bật và khác biệt của sản phẩm sẽ đưa ra để quản bá trên thị trường. Cũng như duy trì thương hiệu của công ty. Thông qua việc phát triển và tiếp thị các sản phẩm mới.

Đối với nhiệm vụ này, COO cũng là người sẽ tìm kiếm các kênh có thể sử dụng. Như bán hàng nội bộ, bán hàng trực tiếp và nhà phân phối. Để đạt được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời quản lý các hoạt động bán hàng của phòng kinh doanh, các yếu tố sản xuất, phân phối và bán lẻ. Để đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh thu đã đề ra.

Bên cạnh việc đưa ra các quyết định và kế hoạch. Liên quan tới tất cả các vấn đề của kinh doanh. Bao gồm bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng. COO cũng sẽ giám sát quy trình hoạt động thông qua các yếu tố đánh giá hiệu quả. Các yếu tố này có thể do giám đốc kinh doanh đề ra. Hoặc có thể dựa trên các yếu tố sẵn có. Và sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: “tuyển dụng chăm sóc khách hàng tphcm mới nhất 2021

Nhiệm vụ phát triển kinh doanh

Cùng với các thành viên “C-suit” khác và và các quản lý cấp cao xác định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp. COO cũng chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược nhằm tạo ra các cơ hội kinh doanh phù hợp. Hướng đến việc đạt được mục tiêu lớn nhất chính là giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Thông qua việc mở rộng quy mô và điều hành công ty hoạt động theo cơ chế phi cạnh tranh.

Giám đốc kinh doanh không thể để công ty dậm chận tại chỗ và chỉ bằng lòng với thị trường sẵn có. Họ sẽ tiếp tục với mục tiêu xác định và phát triển những thị trường mới đầy tiềm năng. COO luôn tìm cách đi trước thị trường để nắm bắt được xu hướng. Từ đó xây dựng ngân sách cho các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Liên quan đến lợi nhuận và chi tiêu của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ về nhân sự

Ngoài những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh. Giám đốc kinh doanh còn tham gia tuyển dụng nhân sự tphcm. Tuyển dụng và đào tạo những nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing. Bởi COO là người hiểu rõ nhất nhu cầu về nhân lực của 2 bộ phận này. Cũng như với kinh nghiệm của họ, sẽ đánh giá đúng ứng viên để lựa chọn được những người phù hợp nhất. Đồng thời cung cấp cho nhân sự mới những kiến thức cần thiết.

Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cũng sẽ làm nhiệm vụ duy trì môi trường làm việc hấp dẫn, cởi mở thu hút nhân tài. Cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các mục tiêu chiến lược, đảm bảo phù hợp với ngân sách.

Xem thêm: “Tổng quan nghề nhân sự là gì? – Cẩm nang cho người mới vào nghề

Yêu cầu đối với giám đốc kinh doanh

Học vấn

Trong yêu cầu tuyển dụng vị trí giám đốc kinh doanh, các Nhà tuyển dụng HCM thường đưa ra tiêu chí ứng viên cần có bằng thạc sĩ trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, marketing hoặc các lĩnh vực liên quan. Bằng cấp chuyên sâu hơn sẽ là một lợi thế lớn cho người lao động khi ứng tuyển. Dù vậy, kinh nghiệm làm việc tương đương vẫn là yếu tố được các doanh nghiệp ưu tiên khi sẵn sàng có thể được chấp nhận.

Kinh nghiệm

Giám đốc kinh doanh cần có ít nhất mười năm kinh nghiệm trong các vị trí hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó phải có kinh nghiệm xây dựng và triển khai thành công các chiến lược.

COO cũng cần có kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh tế tăng trưởng nhanh và phi tập trung. Cũng như đã từng có thời gian trải nghiệm với môi trường làm việc dựa theo hiệu suất nhằm thúc đẩy năng suất làm việc của doanh nghiệp.

Vị trí này cũng cần có kinh nghiệm lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc từ xa cũng là một yêu cầu quan trọng đối với giám đốc kinh doanh. Khi hoạt động điều hành trong điều kiện mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Số lượng chi nhánh ngày càng gia tăng.

Kỹ năng

Với vị trí của một COO, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng kinh doanh, marketing. Là những phẩm chất không thể thiếu. Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cũng cần thành thạo những kỹ năng liên quan đến khả năng giap tiếp, đàm phán. Bên cạnh đó còn phải nắm vững kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng suy nghĩ chiến lược và kỹ năng phân tích.

10 kỹ năng cần có của giám đốc kinh doanh:

  1. Đọc được chiến lược và bảng dòng tiền của doanh nghiệp
  2. Lấy được thông tin đầu vào từ bảng dòng tiền để xây dựng hệ thống
  3. Xây dựng cơ cấu tổ chức theo các mô hình kinh doanh khác nhau
  4. Mô tả được công việc, xây dựng được chính sách KPI và chính sách phúc lợi cho nhân sự kinh doanh
  5. Xây dựng được hệ thống báo cáo mẫu cho từng nhân viên và bộ phận để kiểm soát hiệu quả công việc
  6. Biết phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự thông qua sự hiểu biết truyền thông, marketing và sales
  7. Biết đọc báo cáo và ý nghĩa các con số trong báo cáo mà không cần phải gặp mặt nhân viên
  8. Có kỹ năng tổ chức cuộc họp hiệu quả
  9. Có kỹ năng đào tạo nhân viên
  10. Có kỹ năng tạo động lực cho nhân viên

Những thách thức mà giám đốc kinh doanh phải đối mặt

CCO “gánh trên vai” trọng trách rất lớn. Quyền lực của giám đốc kinh doanh gần như chỉ đứng sau CEO. Chính vì vậy đi kèm trách nhiệm là những thách thức cũng tỷ lệ thuận với nhau. Hiểu được giám đốc kinh doanh là gì. Nhưng liệu bạn có thể hình dung được những khó khăn và trở ngại. Mà các CCO phải đối mặt mỗi ngày chưa? Cùng hcmjob.vn tìm hiểu những thách thức mà họ gặp giải quyết hàng ngày. Để thấy rằng CCO phải thường xuyên làm việc dưới áp lực “khủng khiếp” như thế nào nhé!

  • CCO dù được coi là có “quyền năng” lớn nhưng đôi khi vai trò không được xác định rõ ràng và chính xác.
  • CCO không báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
  • Công việc của CCO không được quyết định và chấm dứt chỉ từ Hội đồng quản trị.
  • CCO không có nguồn lực tài chính và nhân lực cần thiết để thực hiện công việc.
  • Không có chính sách và thủ tục giám sát và báo cáo hiệu quả tại chỗ và CCO không thể làm gì về điều đó.
Vị trí giám đốc kinh doanh đi kèm trách nhiệm là những thách thức cũng tỷ lệ thuận với nhau
Vị trí giám đốc kinh doanh đi kèm trách nhiệm là những thách thức cũng tỷ lệ thuận với nhau

Con đường trở thành giám đốc kinh doanh

Hiện nay, vị trí giám đốc kinh doanh xuất hiện chủ yếu ở những doanh nghiệp lớn. Vậy lộ trình thăng tiến của COO như thế nào?

Không phải doanh nghiệp nào cũng có sự xuất hiện của vị trí COO. Tuy nhiên, với xu thế phát triển và sức cạnh tranh lớn từ thị trường như hiện nay. Nhiều công ty đã dần nhận thức được rằng. Cần phải đặt bộ phận bán hàng ngay tâm điểm của sự chú ý. Đặc biệt ở các lĩnh vực mà nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Như các ngành công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng…  Vai trò của người COO được phát huy cao hơn bao giờ hết.

Trong nhiều năm tới, xu hướng phổ biến nhất sẽ có ngày càng nhiều CCO. Được tiến tới đảm nhiệm vai trò giám đốc điều hành (CEO) hoặc chủ tịch. Bởi vị trí CCO thường xuyên làm việc với khách hàng và quản lý đội ngũ bán hàng. Vì vậy đã có sẵn những kỹ năng và tố chất để chuyển sang vai trò đứng đầu. Quản lý đội bán hàng được ví như “mũi nhọn của lưỡi gươm”. Trở thành vũ khí sắc bén nhất, quan trọng nhất trong cuộc cạnh tranh với đối thủ kinh doanh khác. Hành động và quyết định của Giám đốc kinh doanh có thể là cú hích cuối cùng dẫn đến thành công.

Giám đốc kinh doanh có sẵn những kỹ năng và tố chất để chuyển sang vai trò đứng đầu như CEO hay chủ tịch
Giám đốc kinh doanh có sẵn những kỹ năng và tố chất để chuyển sang vai trò đứng đầu như CEO hay chủ tịch

 

Kết luận

Trở thành giám đốc kinh doanh chắc chắn không phải là mục tiêu dễ dàng. Nhưng đây sẽ luôn là đích đến vững vàng để bạn cầu tiến hơn trong sự nghiệp.

Một khi bạn đã có quyết tâm cho con đường sự nghiệp của mình. Thì hãy lên kế hoạch rõ ràng và đừng bỏ qua cơ hội tham gia ứng tuyển tìm việc làm tại Sài Gòn hay bất kỳ nơi đâu bạn nhé. Hãy chứng minh năng lực của mình với nhà tuyển dụng. Bằng cách chuẩn bị CV xin việc ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng. Đề cập thật chi tiết và khéo léo những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Phù hợp và mang lại lợi thế cho bản thân với vị trí ứng tuyển Giám đốc kinh doanh. Cũng như nghiên cứu và chuẩn bị trước những câu hỏi, tự tin trả lời phỏng vấn trực tiếp.

Xem thêm: “Viết Điểm Mạnh Điểm Yếu Trong CV Sao Cho Thật Khôn Ngoan – Bạn Sẽ Tỏa Sáng Nổi Bật!

Chúc các bạn thành công!

Gửi CV có ngay việc làm