Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương mới nhất năm 2021 nên biết

Tỷ lệ trích bảo hiểm tính trên tiền lương đóng BHXH được quy định như thế nào. Tiền lương tháng đóng BHXH là gì và gồm những khoản nào? Theo quy định, tiền đóng bảo hiểm được phân bổ cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Cùng tham khảo những thông tin hữu ích theo các quy định mới nhất năm 2021 mà hcmjob.vn đã tổng hợp và chia sẻ cùng bạn qua bài viết này nhé.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc từ năm 2021 làm căn cứ xác định tỷ lệ trích bảo hiểm

Khái niệm tiền lương

Trong quan hệ lao động, tiền lương được các bên bao gồm Người lao động và Người sở hữu lao động đặc biệt quan tâm. Bởi nó mang tính quyết định đến sự ổn định và bền vững của quan hệ lao động.

Từ góc độ kinh tế, tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động. Là điều kiện thiết lập quá trình giao dịch giữa người sử dụng lao động chi trả cho người lao động. Khi hoàn thành công việc theo đúng thỏa thuận.

Tiền lương là điều kiện thiết lập quá trình giao dịch giữa người sử dụng lao động chi trả cho người lao động
Tiền lương là điều kiện thiết lập quá trình giao dịch giữa người sử dụng lao động chi trả cho người lao động

Có thể hiểu rằng, với người sử dụng lao động, tiền lương là một trong các yếu tố đầu vào của sản xuất. Cấu thành nên chi phí sản xuất. Vì vậy, họ cần cân nhắc nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, với người lao động, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động. Mà họ cần được nhận trong quá trình tham gia lao động, sản xuất.

Trong tương quan về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, tiền lương vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất và đòi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật ở những giới hạn nhất định. Và một trong những vấn đề cần đến quy định rõ ràng từ pháp luật chính là tỷ lệ trích bảo hiểm tính trên tiền lương đóng BHXH.

Tiền lương đóng BHXH bắt buộc làm căn cứ xác định tỷ lệ trích bảo hiểm

Tỷ lệ trích tiền lương đóng bảo hiểm được tính trên tiền lương đóng BHXH. Vậy, tiền lương tháng đóng BHXH là gì và gồm những khoản nào?

Chắc chắn khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động cần nắm chắc và phân biệt lương gộp là gì, thu nhập ròng là gì hay lương trước thuế là gì. Đây là những khái niệm quan trọng liên quan đến vấn đề tiền lương và lợi ích trực tiếp của người lao động. Bởi theo quy định tiền lương đóng BHXH được dùng làm căn cứ cho việc trích đóng vào quỹ bảo hiểm cho người lao động. Hãy cùng hcmjob.vn lần lượt tìm hiểu và phân biệt rõ các khái niệm trên.

Tỷ lệ trích tiền lương đóng bảo hiểm được tính trên tiền lương đóng BHXH.
Tỷ lệ trích tiền lương đóng bảo hiểm được tính trên tiền lương đóng BHXH.

Lương gộp – Gross income là gì? Hay còn được phân biệt bằng khái niệm lương tổng trên bảng lương. Là tổng số tiền lương trên danh nghĩa mà người lao động được nhận cho tháng lương đó. Tức là phần lương trước thuế. Chưa được khấu trừ các loại bảo hiểm cũng như thuế thu nhập cá nhân (nếu có). Còn thu nhập ròng (Net Income, lương thực nhận) là số tiền cuối cùng mà người lao động thực nhận. Sau khi trừ hết các khoản thuế và bảo hiểm đã đóng.

Qua đây đã có thể xác định được tiền lương đóng BHXH bắt buộc sẽ được căn cứ dựa trên mức lương gộp trước thuế. Được xác định trên hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp , người sử dụng lao động và người tham gia lao động.

Quy định về tiền lương đóng BHXH làm căn cứ xác định tỷ lệ trích bảo hiểm

Đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Căn cứ theo Điều 89, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm. Cùng với các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị là doanh nghiệp

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Cụ thể:

Mức lương: Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trên bảng lương do người sử dụng lao động thỏa thuận từ đầu với người lao động và xây dựng trong tháng lương.

Phụ cấp lương: Là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động. Được thỏa thuận riêng giữa các bên và chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh.

Các khoản bổ sung khác: Là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương. Liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương được căn cứ trên các khoản nào?

Các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương là gì?. Đó là khoản trích từ lương và chi phí mà cả người lao động và người sử dụng lao động phải cùng thực hiện. Để đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động. Cũng như duy trì những hoạt động trong doanh nghiệp.

Theo quy định các khoản trích theo lương bao gồm:

  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp (BHTN, BNN)
  • Kinh phí công đoàn.
  • Thuế thu nhập cá nhân.
  • Các khoản bảo hiểm trích theo lương gồm có: BHXH; BHYT; BHTN; BHTNLĐ – BNN.

Tỷ lệ trích tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công văn số 2159/BHXH-BT. Các khoản bảo hiểm trích theo lương và tỷ lệ trích được quy định như bảng sau:

Các khoản bảo hiểm trích theo lương và tỷ lệ trích được quy định
Các khoản bảo hiểm trích theo lương và tỷ lệ trích được quy định

Nhìn vào bảng tỷ lệ trích tiền lương đóng bảo hiểm ta thấy:

32% lương của người lao động sẽ được khấu trừ cho 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cuối cùng là bảo hiểm xã hội. Trong đó:

– Đối với doanh nghiệp thì tỷ lệ trích cho bảo hiểm xã hội là 17,5%. Cụ thể có 3% đóng vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các quỹ BHYT và BHTN lần lượt được trích với tỷ lệ là 3% và 1% trên quỹ lương. Tổng cộng doanh nghiệp trích 21,5% quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm cho người lao động. Ngoài ra còn trích thêm 2% vào quỹ công đoàn.

– Đối với người lao động thì tỷ lệ trích cho BHXH là 8% quỹ lương đóng BHXH để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Các quỹ BHYT và BHTN lần lượt được trích với tỷ lệ 1,5% và 1% trên quỹ lương hàng tháng đóng BHXH. Tổng cộng người lao động trích 10,5% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH và quỹ bảo hiểm. Người lao động sẽ không phải trích vào quỹ công đoàn.

Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa làm căn cứ để xác định tỷ lệ trích bảo hiểm

Các khoản trích theo lương hiện nay được áp dụng trong các doanh nghiệp. Thường được căn cứ dựa trên mức tiền lương tối thiểu vùng của người lao động. Tỷ lệ trích bảo hiểm đã được quy định cụ thể theo từng trường hợp.

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 quy định như sau:

  • Vùng I: 4,42 triệu đồng/tháng;
  • Vùng II: 3,92 triệu đồng/tháng;
  • Vùng III: 3,43 triệu đồng/tháng;
  • Vùng IV: 3,07 triệu đồng/tháng.

Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH được quy định như sau:

  • Mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bằng 20 tháng lương cơ sở (năm 2020 tương đương 29,8 triệu đồng)
  • Mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Đối với người lao động có làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%.
  • Đối với công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%. So với mức lương của công việc hoặc chức danh tương đương đang làm việc trong điều kiện lao động bình thường

Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

Căn cứ theo Quyết định 595/2017/QH-BHXH quy định các đối tượng được tham gia BHXH, BHYT, BHTN bao gồm:

  1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời gian, HĐLĐ xác định thời gian.
  2. Người làm việc theo HĐLĐ mùa vụ hoặc tham gia đảm nhận công việc nhất định có thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi
  3. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
  4. Cán bộ, công chức, viên chức
  5. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
  6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
  7. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  8. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  9. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
  10. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  11. Công dân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Kết luận

Đa số các doanh nghiệp tư nhân hiện nay thường lấy mức lương tối thiểu vùng. Làm căn cứ để đóng BHXH cho người lao động. Theo quy định, tỷ lệ trích tiền lương đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động và người lao động khác nhau. Đối với người sử dụng dụng lao động, tỷ lệ trích tiền lương đóng vào quỹ cao hơn người lao động. Chính vì vậy, mức lương đóng BHXH càng thấp, tỷ lệ trích đóng BHXH càng thấp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ có lợi nhiều hơn. Ngược lại, lợi ích được hưởng sau này dành cho người lao động sẽ ít hơn.

Trên đây là kiến thức nền tảng cơ bản về các khoản trích theo lương và tỷ lệ trích bảo hiểm theo lương cho từng đối tượng cụ thể. Mà hcmjob.vn đã tổng hợp và gửi đến mọi người.  Hy vọng có thể giúp ích phần nào cho người lao động. Bảo vệ được quyền và những lợi ích của mình khi thỏa thuận về hợp đồng lao động. Cũng như trong quá trình tham gia vào mối quan hệ lao động với các doanh nghiệp, đơn vị. Tại thị trường việc làm ở Hồ Chí Minh.

Gửi CV có ngay việc làm