Học kinh tế đối ngoại ra làm gì – Tiềm năng việc làm hot nhất hiện nay

Kinh tế đối ngoại hiện nay là ngành nghề mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy vậy, vẫn còn khá nhiều bạn trẻ còn đang phân vân không biết chính xác khái niệm và ý nghĩa của kinh tế đối ngoại là gì? Trong bài viết này, hcmjob.vn sẽ giới thiệu với bạn những vị trí việc làm và mức thu nhập hấp dẫn của nhân sự ngành kinh tế đối ngoại.

Kinh tế đối ngoại là gì?

Kinh tế đối ngoại trong tiếng Anh là International Economics. Là ngành học chuyên về nghiên cứu quan hệ kinh tế và giao thương giữa hai quốc gia trên thế giới. Ngành học này chuyên đào tạo và cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực đầy nhạy bén và tự tin trước những chuyển dịch của kinh tế toàn cầu.

Kinh tế đối ngoại là ngành học chuyên về nghiên cứu quan hệ kinh tế và giao thương giữa hai quốc gia trên thế giới.
Kinh tế đối ngoại là ngành học chuyên về nghiên cứu quan hệ kinh tế và giao thương giữa hai quốc gia trên thế giới.

Kinh tế đối ngoại bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế và nhiều dịch vụ khác.

Phân biệt kinh tế đối ngoại với kinh tế quốc tế

Tổng quan thì kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế có nhiều điểm tương đồng nhau. Bởi 2 ngành này đều thiên về nghiên cứu lý thuyết, mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Dù vậy, kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế vẫn là hai ngành học khác nhau.

Bạn có thể phân biệt kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại theo cách hiểu đơn giản sau. Theo như định nghĩa ở trên, kinh tế đối ngoại đại diện cho một quốc gia. Từ đó đưa ra chiến lược, chính sách rõ ràng để bảo hộ quyền lợi cho quốc gia đó. Và cả những bên còn lại trong mối quan hệ kinh doanh. Trong khi đó, kinh tế quốc tế lại là ngành nghiên cứu tổng thể về mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Nhằm bảo hộ mậu dịch và thương mại tự do. Kinh tế quốc tế không đại diện cho một quốc gia nào và không có chiến lược, chính sách riêng cho quốc gia nào.

Kinh tế đối ngoại học gì?

Những kiến thức, chuyên môn, kỹ năng mà sinh viên học được từ ngành kinh tế đối ngoại. Đều nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra những chính sách để đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia của mình.

Kiến thức trong ngành này nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra những chính sách để đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia của mình.
Kiến thức trong ngành này nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra những chính sách để đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia của mình.

Học ngành kinh tế đối ngoại, bạn sẽ được trang bị các kiến thức sau:

  • Tỷ giá hối đoái và dòng tiền giữa các quốc gia
  • Đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế
  • Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Vai trò của các quy định và chi phí vận chuyển đối với dòng chảy thương mại
  • Sự khác biệt về chế độ thuế ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của một công ty về các quốc gia sẽ hoạt động…

Các môn học tiêu biểu trong ngành Kinh tế đối ngoại là gì?

  • Tài chính quốc tế
  • Marketing quốc tế
  • Vận tải và bảo hiểm;
  • Pháp luật trong hoạt động kinh tế quốc tế;
  • Thanh toán quốc tế;
  • Thương mại điện tử;
  • Chứng khoán;
  • Kế toán;
  • Hải quan…

Học kinh tế đối ngoại làm gì?

Hiểu Kinh tế đối ngoại là gì. Bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về các công việc liên quan. Từ đó bạn có thể dễ dàng đưa ra định hướng học kinh tế đối ngoại làm gì, để tìm kiếm công việc phù hợp cho bản thân mình.

Với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam. Các ngành liên quan đến kinh tế quốc tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn từ các bạn trẻ. Trong đó phải nhắc đến một số ngành như kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, kinh doanh thương mại, ngoại thương,…. Trong đó không thể không nhắc đến ngành kinh tế đối ngoại.

Các ngành liên quan đến kinh tế quốc tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn từ các bạn trẻ
Các ngành liên quan đến kinh tế quốc tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn từ các bạn trẻ

Với các kiến thức được học. Cùng với lợi thế ngoại ngữ vượt trội, luôn thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Bạn có thể dễ dàng hơn khi tìm việc làm ở sài gòn đúng với chuyên ngành có mức thu nhập hấp dẫn nhất như:

Nhân viên kinh doanh

Đây là vị trí việc làm trong phòng kinh doanh của các công ty. Có trách nhiệm tìm kiếm các đối tác nước ngoài. Thương lượng và thuyết phục họ ký kết hợp đồng mua bán quốc tế. Nhân viên kinh doanh quốc tế là người cần trang bị rất nhiều kỹ năng trong nghiệp vụ bán hàng. Mà điển hình nhất là kỹ năng ngoại ngữ. Khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh tphcm, các nhà tuyển dụng luôn đề cao những kỹ năng về nghiệp vụ bán hàng, ngoại ngữ cũng như khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng thuyết phục người khác….

Xem thêm: “tìm việc làm bán hàng tp hcm

Chuyên viên xuất nhập khẩu

Chuyên viên xuất nhập khẩu là những nhân sự đang làm việc tại phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ thường xuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn hàng xuất và nhập khẩu. Bao gồm các công việc xử lý thanh toán, quản lý vận chuyển, bảo hiểm hợp đồng…. Nhằm giúp quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa đúng tiến độ đề ra.

Đây cũng là vị trí đáng mơ ước và nhiều cơ hội phát triển cho các ngành liên quan đến kinh tế quốc tế. Đặc biệt trong đó phải kể đến ngành ngoại thương. Đây là ngành nghề có rất nhiều điểm tương đồng với ngành kinh tế đối ngoại. Vậy ngành ngoại thương là gì? Học ngoại thương có dễ xin việc hay không?

Khái niệm ngoại thương là gì?

Ngoại thương là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng. Giúp đưa ngành kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập. Ngoại thương là hoạt động thương mại vượt qua ranh giới của một đất nước. Tập hợp các hoạt động kinh tế, trao đổi, buôn bán, hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty với nhau vượt qua phạm vi một lãnh thổ thì gọi là ngoại thương. Ngoại thương bao gồm các hoạt động liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu.

Học ngoại thương ra làm gì?

Tuy cơ hội việc làm rất nhiều nhưng khả năng cạnh tranh giữa các ứng viên cũng rất cao. Những công việc mà các bạn sinh viên học ngành ngoại thương có thể làm như:

  • Nhân viên chứng từ, khai báo hải quan
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Nhân viên làm việc trong các công ty sản xuất hàng hóa, các hãng tàu, cảng biển
  • Nhân viên bảo hiểm hàng hóa
  • Chuyên viên tại các ngân hàng
  • Làm việc trong các công ty thương mại, xuất nhập khẩu
  • Làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực ngoại thương và xuất nhập khẩu.

Xem thêm: “tuyển nhân viên xuất nhập khẩu tại tphcm

Chuyên viên hoạch định chính sách

Chuyên viên hoạch định chính sách thuộc bộ phận kinh tế đối ngoại hoặc hợp tác quốc tế. Trong các đơn vị có liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Công việc chính đối với vị trí này chính là xây dựng và đề xuất những chính sách có lợi cho việc thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy

Công việc nghiên cứu và giảng dạy kiến thức chuyên môn cho các lớp sinh viên kế cận. Nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Cũng là một trong những ngành nghề lý tưởng được nhiều người mơ ước. Bạn cần có đủ kinh nghiệm làm trong ngành. Bởi đây là lĩnh vực đòi hỏi rất cao tính thực tế. Cũng như nhạy bén và nắm vững từng sự thay đổi của thị trường thế giới. Để làm được công việc này, bạn cần tham gia các khóa học đào tạo về công tác giảng dạy và đứng lớp.

Chuyên viên nghiên cứu, giảng dạy là một trong những ngành nghề lý tưởng được nhiều người mơ ước
Chuyên viên nghiên cứu, giảng dạy là một trong những ngành nghề lý tưởng được nhiều người mơ ước

Ngoài các công việc như trên, để trả lời cho câu hỏi học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc hay không. Sau khi tốt nghiệp, ứng viên còn có thể làm rất nhiều các công việc trái ngành khác. Bởi các cử nhân kinh tế ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Đã luôn được rèn luyện kỹ năng nhạy bén, linh hoạt. Để có thể thích nghi và phù hợp với mọi điều kiện làm việc, mọi ngành nghề.

Học kinh tế đối ngoại ra trường làm việc ở đâu?

Với những công việc kể trên, sau khi tốt nghiệp từ các trường đại học, bạn có thể công tác tại các đơn vị như:

  • Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mua bán với đối tác nước ngoài.
  • Các cơ quan quản lý Nhà nước với bộ phận Kinh tế đối ngoại hoặc Hợp tác quốc tế.
  • Các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng có giảng dạy các môn về kinh tế, thương mại, tài chính,…

Những tố chất cần thiết để làm tốt công việc trong ngành Kinh tế đối ngoại là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là yếu tố cần thiết để xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp. Đây là tố chất cần có rất quan trọng đối với những người thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc với khách hàng. Bởi để thuyết phục và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bắt đầu từ các cá nhân và các nhóm nhỏ, sau đó là giữa các quốc gia. Là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt đối tượng khách hàng trong ngành kinh tế đối ngoại còn là những thành phần ngoại quốc. Có sự khác biệt lớn với chúng ta về văn hóa và tiếng nói

Kỹ năng ngôn ngữ

Như đã đề cập ở trên, với những khách hàng có sự khác biệt lớn với chúng ta về ngôn ngữ. Thì kỹ năng thành thạo ngoại ngữ, nhất là khả năng thông thạo tiếng anh. Gần như là điều bắt buộc, không chỉ đối với những người làm trong ngành kinh tế đối ngoại. Mà là yêu cầu đối với bất kể bạn đến từ đâu hay bạn định làm việc ở đâu.

 Hiểu biết về thương mại quốc tế

Các quy tắc, giới luật thương mại quốc tế phức tạp. Chi phối việc xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa giữa các quốc gia. Chính vì vậy, trong hầu hết các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Cần nghiên cứu và tìm hiểu để tuân thủ đúng luật và các quy định xuất nhập khẩu của quốc gia đối tác và các hiệp định thương mại đã được ký kết. Nếu không làm như vậy. Sẽ dẫn đến việc giao hàng chậm trễ hoặc bị phạt. Gây tốn kém đồng thời phá hỏng mối quan hệ với khách hàng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bạn về lâu dài. Đây chính là trách nhiệm của người quản lý xuất nhập khẩu.

Hiểu biết về các luật lệ, quy tắc thương mại quốc tế là một trong những tố chất quan trọng
Hiểu biết về các luật lệ, quy tắc thương mại quốc tế là một trong những tố chất quan trọng

 Khả năng xử lý căng thẳng

Các nhân viên làm việc trong lĩnh vực này thường sẽ phải đưa ra quyết định nhanh chóng trong những trường hợp căng thẳng. Để tránh gây tổn thất đến hàng hóa và thiệt hại đến chi phí vận hành. Cũng như tránh các vi phạm theo luật định. Đồng thời bạn còn phải chịu áp lực lớn từ sức ép về thời gian giao nhận hàng và áp lực từ khách hàng. Tất cả điều này đòi hỏi bạn phải nhanh chóng đưa ra cách thức vận hành. Nhưng vẫn phải cân bằng tất cả các yếu tố lợi hại cho cả doanh nghiệp của bạn và khách hàng. Đây là lý do tại sao khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn trong lúc khó khăn. Là một kỹ năng quý giá đối với người làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Mức lương ngành kinh tế đối ngoại

So với các ngành nghề khác, ngành kinh tế đối ngoại có mức lương khá cao. Khởi điểm với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm từ  7 – 10 triệu đồng/tháng. Với những nhân sự đã làm việc từ 1 năm trở lên. Đã nâng cao năng lực và tích lũy được kinh nghiệm làm việc. Thu nhập mà họ có thể  kiếm được dao động từ 10 – 20 triệu đồng. Đối với cấp độ quản lý, nhân sự trong ngành có thể kiếm được 25 – 30 triệu mỗi tháng.

Kinh tế đối ngoại học trường nào?

Tìm đến một môi trường học tập tốt và được giảng dạy bởi những chuyên gia hàng đầu về kinh tế. Là điều kiện tiên quyết để bạn thành công trong ngành này. Để học chuyên ngành kinh tế đối ngoại, bạn có thể tìm hiểu thông tin về các trường:

  • Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • ĐH Ngoại Thương
  • ĐH Kinh tế Luật của ĐH Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM

Cách tìm việc liên quan đến ngành Kinh tế đối ngoại tại TP. Hồ Chí Minh

Các việc làm trong ngành kinh tế đối ngoại tại thành phố Hồ Chí Minh như Xuất nhập khẩu, Kinh doanh quốc tế, Mua hàng quốc tế dang được tuyển dụng bởi các công ty hàng đầu tại hcmjob.vn. Nếu có nhu cầu tìm việc trong lĩnh vực này, hãy truy cập website ngay nhé.

Kết luận

Trên đây là các chia sẻ từ hcmjob.vn về ngành kinh tế đối ngoại là gì và các kiến thức về ngành nghề này. Cơ hội dành cho những bạn trẻ tốt nghiệp ngành này rất nhiều. Nhất là trong thời điểm hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế toàn cầu như hiện nay của nước ta. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn có khả năng, nỗ lực học tập để có kinh nghiệm và kiến thức vững vàng.

Hy vọng, qua những chia sẻ này, đã giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Kinh tế đối ngoại chắc chắn sẽ là ngành nghề hứa hẹn. Với đầy những tiềm năng phát triển tốt nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội nếu yêu thích nó nhé.

Gửi CV có ngay việc làm